Giải đáp chim bạc má ăn gì để phát triển khỏe mạnh và hót hay nhất

Giải đáp chim bạc má ăn gì để phát triển khỏe mạnh và hót hay nhất

Bạc má là loài chim cảnh được nhiều người săn lùng. Nếu bạn muốn sở hữu một con chim bạc má hoàn hảo, cần có chế độ ăn uống hợp lý. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tham khảo chim bạc má ăn gì, cũng như học cách chăm sóc loài chim này.

Mục Lục

Giải đáp chim bạc má ăn gì?

Giải đáp chim bạc má ăn gì để phát triển khỏe mạnh và hót hay nhất

Có rất nhiều người thắc mắc chim bạc má ăn gì, hãy cùng tìm hiểu nha.

Đôi nét về chim bạc má

Tên khoa họ của chim bạc má là Paridae, nó thuộc họ nhà sẻ. Thân hình của loài chim này khá nhỏ nhắn và thon thả. Giọng hót của nó cũng được đánh giá cao và dễ nuôi nên được nhiều người yêu thích. Chim bạc má được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, đông nhất là ở các nước khu vực bán đảo Đông Dương, khu vực quần đảo Sumatra tại Malaysia. Ở Việt Nam thì chim bạc má xuất hiện nhiều ở khu vực miền Trung và miền Bắc.

Sở dĩ có cái tên bạc má bởi vì hai bên má của nó có hai vệt màu đốm trắng. Kích thước của một con chim bạc má trưởng thành khoảng 10 – 13cm gồm cả đuôi. Nhìn chung trọng lượng của loài chim này khá nhỏ, chỉ nhỉnh hơn chim sẻ một chút.

Mỏ của loài chim này khá lớn cho với tổng thể thân hình của nó. Tuy là thân hình nhỏ nhưng bạc má rất năng động, nhanh nhẹn. Thường thì đầu của con mái có phần nhỏ hơn con trống, mỏ cũng nhỏ hơn nhiều.

Sinh sản ở bạc má

Chim bạc má thường bắt đầu mùa sinh sản vào mùa xuân thu hoặc là đông. Khi vừa đủ 6 tháng tuổi là bạc má đã có thể thực hiện làm cha, làm mẹ. Trong mỗi mùa sinh sản, bạc má thường đẻ từ 3 cho đến 6 trứng, thời gian ấp khoảng 16 ngày.

  Tại sao chim và cá di cư? Những thông tin thú vị khi chim và cá di cư

Chim bạc má non sẽ được bố mẹ chăm sóc khoảng 3 tháng, cho đến khi có đủ lông đủ cánh và bắt đầu bay. Thời điểm này chúng đã bắt đầu phân biệt được trống mái, xây dựng một cuộc sống tự do riêng.

Chim bạc má ăn gì?

Thức ăn chủ yếu của chim bạc má ngoài tự nhiên là các loại cây non, hạt,… Còn trong môi trường nuôi nhốt, chúng cũng cần cung cấp đủ những loại hạt phổ biến như là hạt kê, hạt đậu, đậu phộng, hạt vừng, lúa,…

Bên cạnh đó, để cho chim bạc má được phát triển toàn diện nhất thì cần bổ sung thêm những loại thức ăn từ bột trứng trộn. Hoặc là lúa ngâm, cùng các loại rau xanh khác như là mồng tơi, cải ngọt, súp lơ,… Những loại thực phẩm này sẽ giúp cho chim bạc má bổ sung thêm chất xơ, tăng sức đề kháng chống bệnh tật.

Côn trùng cũng là một món ăn khoái khẩu của chim bạc má. Theo nhiều người có kinh nghiệm truyền lại, vào mùa đông cần cung cấp thức ăn nhiều chất béo cho chim bạc má. Ví dụ như các loại hạt đậu phộng, tía tô, hạt óc chó, hạt tía tô,… Các loại thức ăn này sẽ giúp tăng khả năng chống lạnh của chim bạc má, lông cũng được tăng độ bóng.

Một vài kinh nghiệm nuôi chim bạc má

Một vài kinh nghiệm nuôi chim bạc má

Sau khi đã biết chim bạc má ăn gì, hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm kiến thức nuôi loài chim này nhé.

  Chim Bạc Má Là Chim Gì? Kinh Nghiệm Nuôi Chim Bạc Má Bạn Cần Biết

Cách chọn chim

Nếu bạn nuôi chim bạc má với mục đích làm cảnh, vậy thì chọn con trống là hợp lý nhất. Bởi thường con chim bạc má trống sẽ có ngoại hình nổi bật hơn con mái. Rất nhiều người nuôi chim bạc má, nên bạn có thể học hỏi kinh nghiệm ở trên các diễn đàn.

Khi chọn chim bạc má thì cần quan sát kĩ ngoại hình xem có dị tật ở đâu không. Sau đó xem chúng hoạt động có nhanh nhẹn, hoạt bát hay không. Tuyệt đối không được chọn những con chim bạc má lù khù sẽ rất khó thuần phục.

Lồng nuôi

Vì kích thước của chim bạc má nhỏ nên không gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lồng. Chỉ cần đảm bảo tiêu chí đủ rộng để chúng bay nhảy thoải mái là được. Bạn có thể tham khảo lồng mây, rất nhiều người sử dụng loại này. Trong lồng chim bạc má cần có đủ các dụng cụ như là cóng nước, cóng thức ăn, máng chắn phân,…

Khi bạn nuôi chim bạc má với mục đích sinh sản thì nên chọn lồng hình vuông, có kích thước lớn. Và cần trang bị thêm chỗ đẻ trứng cho chim bạc má. Tổ thì có thể làm từ xơ dừa, cỏ khô, rễ cây, rơm khô,… Bên cạnh đó, trong thời gian sinh sản thì bạn cần mặc áo lông cẩn thận cho chúng. Không nên tác động làm nó chú ý, sợ hãi vì đây là thời điểm nhạy cảm.

  Các Thông Tin Về Chim Sáo Nâu, Hớng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Chim Sáo Nâu

Chăm sóc chim bạc má non

Nếu ngoài tự nhiên thì chim bạc má non sẽ được bố mẹ của nó chăm sóc. Nhưng nếu bạn bắt chim bạc má non về nuôi cần bỏ thời gian để ý hơn. Điều quan trọng là cung cấp cho bạc má non đủ thức ăn và giữ ấm cho cơ thể.

Thức ăn của yếu của chim bạc má non chính là lòng đỏ trứng gà trộn cùng đường glucose 2%. Liều lượng cho chim bạc má ăn như sau:

  • Khi chim bạc má được 1-7 ngày, nên cho ăn từ 6-8 lần một ngày, nhưng lượng cho ăn rất ít.
  • Khi chim non được khoảng 8-14, nên cho ăn từ 5 đến 6 lần một ngày.
  • Còn khi chim non đã được khoảng 15 ngày trở lên, điều chỉnh giảm xuống khoảng 3-4 lần một ngày.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chủ ý loại bỏ phân trong lồng chim để tránh hình thành vi khuẩn gây hại.

Chăm sóc chim bổi

Quá trình chăm sóc chim bổi cũng cần cẩn thận, vì chúng khá nổi nóng và hay cắn nhau. Do đó, nếu nuôi từ hai con chim bổi bạn nên tách lồng riêng cho chúng. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống, tắm mát, tắm nắng để chúng phát triển toàn diện nhất.

Thông qua những gì chúng tôi chia sẻ, bạn đã biết chim bạc má ăn gì chưa nhỉ. Chắc chắn với những chia sẻ này, bạn đã biết cách chăm sóc chim bạc má một cách tốt nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*