Chim chào mào phù hợp với điều kiện thời tiết ở nước ta, nên số lượng loài chim này ngoài tự nhiên khá đông. Chim chào mào thường làm tổ trên cây gì, cách làm tổ của chúng như nào, hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Giải đáp chim chào mào thường làm tổ trên cây gì
Chim chào mào rất thích sống theo một đàn số lượng lớn. Chúng thường thích bay lượn ở những khu vực có nhiều cây cối cao, gần với nơi ở của con người. Vậy chim chào mào thường làm tổ trên cây gì?
Vào mùa sinh sản, chim chào mào thường tìm những cao, có tán lá thưa thốt để làm tổ. Với giọng hót đặc biệt và tiếng kêu thù bạn sẽ dễ phát hiện ra tổ chào mào. Kinh nghiệm của những người thường xuyên đi bẫy tổ chim là chào mào thích làm tổ ở các cây cây nhãn, cây xoài, cây roi,…
Khi mà chim trống và mái bắt cặp được với nhau, nó sẽ tiến hành làm tổ để chuẩn bị cho mùa sinh sản. Chúng đi tìm các cành cây khô, rơm, giấy báo, lá cây để làm nguyên liệu hình thành tổ của mình. Thành phẩm tổ hoàn thành rất gọn gàng và đẹp, cho thấy khả năng “xây dựng” đáng gờm của loài chim này.
Hướng dẫn bẫy chim chào mào chuẩn xác
Thường người ta thắc mắc chim chào mào thường làm tổ trên cây gì để tiến hành bẫy chúng. Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một vài cách bẫy chim chào mào chắc chắn thành công nhé.
Bẫy chim chào mào bằng hoa quả
Dùng hoa quả để bẫy chim chào mào được nhiều người áp dụng, vừa dễ làm lại còn đạt hiệu quả cao. Nhất là vào những mùa lượng thức ăn tự nhiên khan hiếm, khiến chào mào đối. Khi nhìn thấy đồ ăn, chúng khó kiểm soát được cơn thèm và nhanh chóng sa bẫy.
Một số loại trái cây dùng để bẫy chim chào mào hiệu quả đó là quả chuối, cà chua, ráy,… Không chỉ có chim chào mào khoái khẩu với các loại trái cây này, mà rất nhiều loài chim khác cũng bị dụ dỗ.
Dùng băng keo để bẫy chim chào mào
Một cách bẫy chim chào mào dễ thực hiện nữa là dùng bằng keo. Bạn chỉ cần dùng keo chuyên dụng để lên cành cây gần những chú chim bay qua, khi chim chào mào đậu vào vùng băng keo đó sẽ dính và khó thoát ra.
Bạn cần đăng keo dính ở những khu vực mà chào mào hay đậu kiếm thức ăn. Hoặc là bạn cũng có thể dụ dỗ chúng đến khu vực băng keo bằng cách đặt mồi gần đó. Nhưng hình thức bẫy chào mào bằng băng keo này lại dễ làm chim bị hỏng lông, khiến chúng đau và còn mất thẩm mỹ.
Thường thì người ta hay kết hợp bằng keo với bẫy đấu để bắt chim chào mào. Bởi vì những chú chim chào mào không thích nhảy vào lụp hay đậu ở cành cây. Do đó, khi bạn kết hợp với bẫy sẽ tăng khả năng bắt được những chú chim chào mào trống cao hơn.
Dùng lưới bẫy chim chào mào
Đây là một cách để bẫy chim chào mào không cần mồi, nhưng kết quả đem lại cũng hiệu quả. Nhưng chim bắt được bằng cách này không được đánh giá cao, bởi hầu hết là những bé chào mào không căng lửa. Bên cạnh chim chào mào, bạn còn có thể dùng lưới để bẫy chim sẻ, chim cu gáy,…
Để bẫy chim chào mào bằng lưới, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Nên dùng loại lưới mỏng, có chiều rộng khoảng 3m và dài từ 30-100m để bẫy chim chào mào đạt hiệu quả nhất.
- Khi bẫy chim, bạn nên dùng sào căng lưới ở những địa điểm mà chào mào hay qua lại để kiếm ăn.
- Với hình thức bẫy chim nào thì bạn cần phải kiên nhẫn để đợi chúng sa lưới vào sâu, khó thoát ra được.
- Cách bẫy chim bằng lưới này thường thực hiện trong mùa sinh sản của chúng thì đạt hiệu quả cao nhất. Nhưng cũng không có quá nhiều người áp dụng cách bẫy chim này, bởi sẽ làm tận diệt chim.
Xem thêm: https://baychim.net/cach-phan-biet-chim-chao-mao-trong-mai/
Nên cho chim chào mào ăn gì sau khi bẫy về
Thường thì những chú chim chào mào sau khi bẫy về sẽ bị ảnh hưởng tâm lý, chúng hoảng sợ và rất đói. Do đó, bạn cần phải bổ sung khẩu phần thức ăn hợp lý cho chúng như sau:
- Trứng kiến: Loại thức ăn này cung cấp khá nhiều lượng chất đạm và canxi để giúp cho lông của chào mào mọc nhanh hơn.
- Cám: Đây cũng là một món khoái khẩu của chim chào mào, nó giúp cơ thể chim phát triển tốt nhất.
- Bổ sung thêm các loại trái cây như là chuối, cam, đu đủ,… Trái cây cung cấp vitamin giúp chim tăng khả năng miễn dịch cho chim. Bên cạnh đó là giải nhiệt, tăng tỷ lệ nở trứng ở chim. Ngoài ra, khi nào chào ăn trái cây cũng giúp hoạt động tiêu hóa của chúng tốt hơn.
Thông qua bài viết trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc chim chào mào thường làm tổ trên cây gì chưa nhỉ. Bạn có thể áp dụng các cách bẫy chim chào mào baychim.net gợi ý, hãy cẩn thận không làm tổn thương đến chúng nhé.
Để lại một phản hồi