Trứng Chim Chào Mào Màu Gì, Kỹ Thuật Nuôi Chào Mào Sinh Sản Thành Công

Trứng Chim Chào Mào Màu Gì, Kỹ Thuật Nuôi Chào Mào Sinh Sản Thành Công

Chim chào mào được nhiều người nuôi chim cảnh lựa chọn vì có ngoại hình đặc biệt, rất cuốn hút. Rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh việc nuôi chim chào mào như trứng chim chào mào màu gì, hãy cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

Trứng chim chào mào màu gì?

Trứng Chim Chào Mào Màu Gì, Kỹ Thuật Nuôi Chào Mào Sinh Sản Thành Công

Thời kỳ sinh sản của chim chào mào thường bắt đầu từ tháng 8 đến tận tháng 4 năm sau. Với mỗi cặp trống mái thì thường sinh khoảng 2 lần trong một năm. Mỗi lứa, chim chào mào cái để từ 2-3 trứng.

Nhiều người thắc mắc là trứng chim chào mào màu gì. Trứng của chim chào mào có vỏ màu hồng tím, điểm thêm các đốm tím đậm hoặc là nâu đỏ. Kích thước trung bình của trứng chào mào khoảng 16,1×24,4mm.

Với những con chim chào mào non mới nở thì trơ trụi, chưa có lông. Phần niêm mạc miệng có màu đỏ, còn đường giữa vòm miệng thì lại có màu vàng. Mắt của chúng mới để vẫn nhắm, khoảng một vài ngày sau mới mở từ từ.

Kỹ thuật nuôi chim chào mào sinh sản thành công

Kỹ thuật nuôi chim chào mào sinh sản thành công

Nếu bạn đang muốn nhân giống những con chim chào mào đẹp nhất, hãy tham khảo các thông tin sau.

Chọn giống chào mào

Để sở hữu những con chim non chất lượng, bạn cần chọn chim chào mào giống tốt. Lựa chào mào bố mẹ dáng đẹp, khỏe mạnh và có giọng hót hay. Bên cạnh đó, bạn cần chọn chào mào căng lửa, chúng mới có tố chất sinh sản tốt.

Lồng nuôi

Trước thời kỳ sinh sản, bạn cần tách chim bố và chim mẹ riêng để đảm bảo chúng có sức khỏe tốt nhất. Lông nuôi chim có thể lựa nhiều chất liệu, phổ biến nhất là thép không gỉ. Kích thước lồng cũng tùy chọn, nhưng tối thiểu chiều dài từ 180 cm, chiều rộng khoảng 120cm và chiều cao là 150cm.

Chú ý là cần có rãnh để vệ sinh phân chim, cùng các thiết bị khác như khay thức ăn, máng tắm, cành đậu. Lồng cũng cần phải có áo che nắng mưa, hai bên được chắn bằng tôn hoặc gỗ tạo cảm giác an toàn cho chim.

Xem thêm bài: https://baychim.net/chim-chao-mao-thuong-lam-to-tren-cay-gi/

Cho chào mào bắt cặp

Để cho chim chào mào bắt cặp, bạn nên cho con trống vào lồng trước, tiếp đến mới là con mái. Con trống sẽ dùng giọng hót và cơ thể của mình để ve vãn con mái , cho đến khi con mái ve cánh cúi đầu, múa đuôi miệng kêu liên tục.

Thời kỳ chim chào mào trống sung mãn thì chúng sẽ hót nhiều và hay hơn. Còn chim phát ra những tiếng nhỏ, để tìm đến bạn tình. Cũng có những trường hợp chim chào mào trống và mái không chịu nhau, khi đó bạn cần đổi cặp.

Thức ăn thời kỳ chào mào sinh sản

Cả chim trống và mái trong thời kỳ sinh sản cần có chế độ ăn hợp lý. Chim mái sẽ tốn nhiều sức hơn, bởi chúng còn ăn để tạo hệ trứng non. Trong thời kỳ này, chim mái cũng thường tự nhổ lông mình để lót thêm vào ổ.

  • Thức ăn cho chào mào trống: Chế độ dinh dưỡng vẫn đảm bảo bình thường, gồm các loại cơ bản như cám, trái cây và côn trùng. Bên cạnh đó, để chúng sung mãn nhất thì bạn cần bổ sung thêm trứng kiến, dế, superworm.
  • Thức ăn cho chào mào mái: Khẩu phần ăn của con mái cũng gần giống với chim trống, nhưng cần bổ sung thêm các loại khoáng tổng hợp dành cho chim.

Bên cạnh đó, để chim chào mào hấp thụ được nhiều vitamin, khoáng chất thì bạn cần cho chúng ăn thêm hoa quả. Chim chào mào có thể thưởng thức được hầu hết các loại hoa quả của con người như là cà chua, ớt, xoài, đu đủ, cam, chuối,…

Làm tổ cho chim

Ngoài tự nhiên, khi chim trống và chim mái kết hợp với nhau, chúng sẽ tìm đến một nơi an toàn để tiến hành làm tổ. Chúng sẽ đi thu gom các cành cây nhỏ, rơm rạ, giấy, lá,… Chim trống và mái sẽ thay phiên nhau làm tổ, mất khoảng 3-4 ngày mới hoàn thành. 

Ấp trứng và nở con

Thường thì thời gian ấp trứng của chào mào diễn ra từ 12 -14 ngày mới nở con. Trứng chào mào thường vào sáng sớm hoặc là buổi xế chiều. Thời gian này bạn cần cung cấp đủ các loại thức ăn, hoa quả như là cà chua, đu đủ, chuối để tránh tình trạng chim trống phá tổ hoặc hại con.

Chim bố mẹ sẽ luân phiên mớm mồi cho chim non. Có thể bạn chưa biết, nước dãi của chim bố mẹ như là một loại sữa cho con non, để chúng đảm bảo sức đề kháng tốt hơn. Dấu hiệu biết chim trứng chào mào nở là bạn nghe thấy tiếng “chíp…chíp”, hoặc là nhận thấy tâm trạng của chim chào mào trống bồn chồn, bay tới bay lui.

Giai đoạn này bạn không nên rình xem “gia đình nhỏ” của chào mào quá lâu. Vì khiến chúng bị stress và có những hành động không kiểm soát làm hại đến chim non.

Thông qua những gì https://baychim.net/ chia sẻ, bạn đã biết trứng chim chào mào màu gì chưa nhỉ. Rất mong với các kiến thức này, bạn đã hiểu hơn về quá trình sinh sở của chào mào, cũng như biết cách chăm sóc tốt.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*