Hướng dẫn bắt bẫy chim diều hâu

Giới thiệu chim diều hâu

Chim diều hâu là loài chim săn mồi dùng tốc độ để truy đuổi con mồi giống với chim ưng, chim cắt, đại bàng. Hướng dẫn cách nuôi thuần, bẫy bắt loài chim thông minh này.

Giới thiệu chim diều hâu

Ngoại hình

Diều hâu là loài chim lớn có sải cánh lên đến 1.5m. Móng và mỏ sắc nhọn giúp dễ dàng giữ chặt con mồi và xé thịt con mồi. Đặc điểm nổi bật là đôi mắt cực kỳ tinh, có thể phát hiện con mồi nhỏ cách xa hàng trăm mét.

Đây là loài chim có tốc độ bay nhanh đến hơn 200km/h. Dùng tốc độ, mắt tinh, móc vuốt sắc nhọn để truy đuổi tóm và xé xác con mồi.

Môi trường sống của chim diều hâu

Diều hâu sống chủ yếu ở vùng thảo nguyên, ven biển, hoặc đồi núi thấp. Nơi có nguồn thức ăn phòng phú

Sinh sản và diều hâu con

Diều hâu đẻ  trung bình chỉ khoảng 2 quả trứng mỗi lần. Chúng cũng lót ổ như các loài chim khác, nhưng vị trí làm tổ thường ở các cây cao to. sau khoảng gần 1 tháng ấp thì chim con sẽ nở, lúc này diều hâu con có nhiều lông tơ như gà con. Sau khoảng 1 tháng thì lông tơ rụng dần, lông ống mọc dần kín người. Sau khoảng 5 tuần thì chim con bắt đầu tập bay và rời tổ.

Thức ăn thì là thịt động vật cho bố mẹ mang về xé nhỏ cho ăn.

Chiến thuật săn mồi của diều hâu

Diều hâu có con mắt tinh tường có thể quan sát từ xa, rình con mồi tìm sơ hở bắt đầu lao tấn công. Diều hâu dùng hết tốc lực lên đến hơn 200km/h lao tới vồ mồi, và truy đuổi con mồi. Khi tiếp cận được con mồi, diều hâu dùng móng chân dài cong sắt nhọn quắp chặt con mồi tha đi.

Sau khi tha được con mồi đến vị trí an toàn, diều hâu bắt đầu xé thịt để thưởng thức bữa ăn.

Diều hâu ăn gì?

Diều hâu là loài ăn thịt chủ yếu là các loài chim nhỏ hơn, gà con, chuột, sóc,… Các loại động vật nhỏ khi lọt vào mắt của diều hâu thì đều có thể trở thành bữa ăn. Loài chim này ăn khá tạp.

Hướng dẫn bẫy chim diều hâu

Bắt bẫy diều hâu với mẹt bẫy Sơn Thọ cần chuẩn bị 1 mẹt bẫy, mồi là thức ăn yêu thích như gà con, chuột,…. Bố trí vào mồi vào cầu từ và chờ đợi là xong.

Hướng dẫn bẫy chim diều hâu

Các loài diều hâu trên thế giới

Trên thế giới có rất nhiều loài khác nhau như DIỀU HÂU TRẮNG, DIỀU HÂU ĐEN, DIỀU HÂU MIẾN ĐIỆN, DIỀU HÂU LỬA, DIỀU HÂU ĐUÔI ĐỎ, DIỀU HÂU MẮT ĐỎ, diều hâu mướp, diều hâu mỏ vàng, diều hâu mỹ, diều hâu nâu, diều hâu núi,..

Ở Việt Nam chủ yếu là loài diều hâu núi, diều hâu nâu…

Chim diều hâu trắng úc

Đây là loại chim bạn dễ dàng tìm thấy ở bất cứ vùng nào nước Úc. Chúng có tên khoa học là Elanus axillaris, còn có tên gọi khác là diều hâu mắt đỏ.

Loài này bay và sinh sống một mình hoặc theo cặp. Chúng có bộ lông trắng muốt, mỏ và vai có màu đen. So với các loài khác, diều hâu trắng Úc khá nhỏ nhắn, chỉ chiều dài không quá 40 cm, sải cánh rộng trung bình 90 cm. Với hình dáng đẹp, nuôi diều trắng trở thành thú vui của rất nhiều người mê chim cảnh trên thế giới. Ở Việt Nam, diều hâu tập trung chủ yếu tại vùng nông thôn trung Trung Bộ và Nam Bộ. Loài này có tên khoa học là Milvus migranSykes, mang đầy đủ đặc điểm của 1 chú diều hâu thông thường, nhưng bộ lông nâu hung và có khoang trắng, mỏ đen. Loại này cũng xuất hiện ở các nước Đông Dương, Ấn Độ, Malaysia,… Khi trưởng thành, diều hâu Việt Nam có thể đạt độ dài từ 70 – 100 cm.

Chim diều hâu đen

Đây cũng là một loài diều hâu phổ biến trên thế giới, nổi bật với bộ lông đen tuyền. Chúng có tên khoa học là Milvus migrans. Khác với diều hâu trắng Úc, diều hâu đen sống thành đàn.

Loài chim này có kích thước lớn, chiều dài từ 55 – 70cm, sải cánh rộng đến 1,5 mét. Diều hâu đen sống di cư và thưởng phân bố ở vùng ven biển, sông, đồng ruộng,…

Thuần hóa và nuôi diều hâu trắng như thế nào?

Cách thuần hoá diều hâu dễ nhất là nuôi từ nhỏ, khi chim trên người vẫn còn nhiều lông tơ. Khi nuôi cần chú ý sưởi ấm, cho ăn thịt tươi và uống nước.

Khi cho ăn thì dùng chuông để tạo thói quen cho diều hâu con. Mỗi khi chim ở xa, chỉ cần lắc chuông là chim tự bay trở về tay người huấn luyện. Khi chim được khoảng hơn 8 tháng tuổi thì bắt đầu cho đi tập săn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*