Chim Trích Cồ Là Gì? Đặc Điểm Và Cách Nuôi Chim Trích Cồ

chim trích cồ
chim trích cồ

Chim trích cồ có giá trị kinh tế rất cao, nên được nhiều người nuôi với số lượng lớn. Bạn đã được nghe đến cái tên chim trích cồ chưa nhỉ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loài chim trích cồ này, cũng như cách nuôi chúng trong bài viết dưới đây nhé

Mục Lục

Khái niệm chim trích cồ là gì?

Khái niệm chim trích cồ là gì?

Chim trích cồ có tên khoa học là Porphyrio Poliocephalus, chúng thường xuất hiện rất nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, chim trích cồ được nuôi nhiều ở các vùng đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng.

Loài chim chích cồ nay được nuôi với số lượng lớn như gà, với giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi được loại chim này cần kỹ thuật và kiến thức. Đây là cũng cách làm kinh tế của nhiều người trong những năm gần đây.

Đặc điểm ngoại hình của chim trích cồ

Đặc điểm ngoại hình của chim trích cồ

Chim trích cồ khiến ai cũng phải thốt lên vì vẻ ngoài thu hút của chúng. Kích thước của loài chim này khá lớn. Bộ lông của nó mượt mà và óng ánh như là chim công. Màu lông của chim trích cồ khá đậm, toàn thân có một màu đen óng. Còn từ phần cổ kéo dài đến phần hậu môn thường sẽ có một màu xanh đen bóng huyền bí. Đặc biệt, chim trích cồ có mỏ màu đỏ, kéo dài và nhạt dần đến vùng đầu. Hơn nữa, đôi chân của trích cồ cũng màu đỏ nhạt, dài nên giúp chúng dễ dàng tìm kiếm thức ăn ở những vùng ruộng ngập nước.

Tập tính sinh sản của chim trích cồ

Tập tính sinh sản của chim trích cồ

Khi ở ngoài tự nhiên, chim trích cồ thường thấy ở các vùng đầm lầy hoặc suối, ao hồ. Bởi đây là môi trường lý tưởng để trích cồ tìm kiếm thức ăn cũng như sinh trưởng. Chúng cũng khá thích nghi với mọi môi trường, kể cả nhốt trong chuồng.

Loài chim trích cồ có mùa sinh sản khá dày đặc, khoảng 3 đợt sinh trong một năm. Mỗi lần sinh sản, sẽ có khoảng 2-4 trứng. Trong khoảng thời gian ấp trứng, cả chim trích cồ mẹ và bố đều cùng chăm sóc, cho đến khi các con có thể tách ra sống độc lập. Cũng gần giống với chim bồ câu, chim trích cồ thường sống theo từng cặp. Nên khi nuôi loài chim này, bạn cần chú ý số lượng trống mái đồng đều, để chúng dễ bắt cặp sinh sản.

>>> Tham khảo thêm: Điểm Thú Vị Ở Chim Nhồng? Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Nhồng

Kinh nghiệm nuôi chim trích cồ cần biết

Nếu như bạn đang có dự định nuôi loài chim trích cồ, hãy tham khảo các kinh nghiệm dưới đây nhé.

Kinh nghiệm nuôi chim trích cồ cần biết

Chọn giống

Cũng như chúng tôi có nói ở trên, cần chọn số lượng con trống mái đồng đều, để chim trích cồ dễ dàng bắt đôi. Điều này không chỉ giúp chúng dễ dàng sinh sản, mà còn phát triển tốt hơn. Cách tốt nhất khi chọn giống chim trích cồ là hãy đến tận trang trại chim giống. Vừa dễ dàng trao đổi, lại còn chọn được những con phù hợp với nhu cầu và kinh tế của mình. Nếu như là nuôi lần đầu, bạn nên chọn các con chim trích cồ được hơn 1 tháng tuổi, giúp giảm bớt rủi ro để chúng phát triển tốt nhất.

Chuồng nuôi

Ngoài tự nhiên, trích cồ thường thích sống ở những vùng đầm lầy, sống hồ ở đồng bằng. Còn trong môi trường nhốt, bạn cần chuẩn bị lưới B40. Để quanh lại một khu nuôi chúng, vì nuôi số lượng lớn nên cũng gần giống như gà. Hãy chọn khu vực nuôi là vùng đất sạch sẽ, nhiều cây xanh để trích cồ dễ thích nghi. Không nên để diện tích chuồng quá nhỏ, khiến chim trích cồ khó chịu và dễ nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị thêm mang nước, máng thức ăn đầy đủ cho chim trích cồ. Và cần có thêm một bể nước lớn để cho chúng tắm mát trong những ngày thời tiết nóng.

Thức ăn cho chim trích cồ

Thức ăn là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh sản của chim trích cồ. Nhìn chung, loài chim này khá dễ nuôi, thức ăn cũng dễ tìm. Một số loại thức ăn phổ biến cho chim trích cồ như là: tôm tép, cá nhỏ, cám gạo, cơm, sâu, cá nấu chín, bột gà con, rau xanh, củ quả, cá sắn, cây chuối,… Đặc biệt, bạn cần đảm bảo nguồn thức ăn sạch, hợp vệ sinh cho trích cồ. 

Cách chăm trích cồ con

Tất nhiên chim trích cồ con sẽ cần được chăm sóc cẩn thận hơn những con chim trưởng thành. Với những con chim trong tuần đầu mới được sinh ra, bạn cần sưởi ấm và úm như khi nuôi gà con. Cách tốt nhất là tách chim con nuôi riêng, để không bị các con lớn giẫm đạp. Sưởi ấm khoảng 7-10 ngày, sau đó mới cho chúng ra tiếp xúc với ánh sáng. Với những con chim trích cồ nhỏ, chỉ nên cho chúng ăn các loại cám nhỏ, vừa dễ nuốt và vừa đảm bảo dinh dưỡng. Bên cạnh đó, đừng quên cung cấp đủ nước cho chim trích cồ con.

Phòng bệnh

Trong quá trình nuôi, bạn cần giữ cho chuồng của chim trích cồ luôn sạch sẽ, thoáng mát, cần có nhiều bóng cây mát xung quanh khu vực nuôi. Định kỳ hãy tiến hành phun khử khuẩn, tránh tình trạng vi khuẩn tích tụ, phát triển và gây nhiều loại bệnh. Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm các loại men tiêu hóa, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho trích cồ. Và thực hiện tiêm phòng các vacxin phòng cúm, mắt hột, ủ rũ cho chim định kỳ.

Trên đây là những hướng dẫn của của chúng tôi về cách nuôi chim trích cồ. Hy vọng với các kiến thức này, bạn sẽ hiểu hơn về trích cồ cũng như biết cách chăm sóc để mang lại nhiều giá trị kinh tế.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*