Chim sẻ gây ảnh hưởng gì với nông nghiệp, đặc điểm về loài chim sẻ

Chim sẻ gây ảnh hưởng gì với nông nghiệp, đặc điểm về loài chim sẻ

Chim sẻ là cái tên đã quá quen thuộc, nhất là ở vùng quê nước ta. Vậy chim sẻ gây ảnh hưởng gì với nông nghiệp? Hãy cùng chúng tôi giải đáp câu trả lời này, đồng thời tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm loài chim sẻ này nhé.

Mục Lục

Giải đáp chim sẻ gây ảnh hưởng gì với nông nghiệp

Chim sẻ gây ảnh hưởng gì với nông nghiệp, đặc điểm về loài chim sẻ

Chim sẻ gây ảnh hưởng gì với nông nghiệp là thắc mắc của nhiều người.

Ảnh hưởng của chim sẻ đến nông nghiệp

Chim sẻ thường sống theo bầy đàn với số lượng lớn, chúng sẽ cùng nhau tìm kiếm thức ăn, bảo vệ nhau và sinh sản. Chúng ta thường nghe những lời bát hát, câu thơ nói về chim sẻ bắt sâu bọ cho cây cối. Nhưng bên cạnh, chim sẻ cũng gây hại đến nông nghiệp.

Như vào thời điểm đầu màu vụ xuân, thu và đông, chim sẻ rất thích xà xuống những cánh đồng để ăn lúa. Thậm chí cả những luống mạ non, cũng bị chim sẻ biến thành thức ăn. Những món khoái khẩu khác của chim sẻ như là hoa quả chín, chúng cũng tấn công và thưởng thức.

Do đó, vào mùa vụ, người nông dân cần đưa ra các biện pháp để phòng chống và bẫy chim sẻ. Đảm bảo rằng chim sẻ không ảnh hưởng đến mùa vụ của người nông dân.

Có nên bẫy chim sẻ không?

Khi đã biết chim sẻ gây ảnh hưởng gì với nông nghiệp, rất nhiều người muốn tìm cách bẫy chúng. Vậy có nên bẫy chim sẻ không nhỉ? Thực chất thì vẫn có thể bẫy chim sẻ, nhưng bạn nên áp dụng các phương pháp phù hợp nhất.

Có thể dùng các tấm lưới nhỏ để bẫy chim sẻ. Hoặc các thanh nhôm có hình chữ V, chiều dài khoảng hai đến ba mét, khoảng cách mỗi thanh tầm 10cm và được gắn keo chắc chắn. Bạn có thể đặt các bẫy này ở nơi có hoa màu, mái nhà, trên cành cây cao,… Nhiều người cũng dùng chiêu dụ chim sẻ bằng cách mở loa có tiếng chim. Khi chúng nghe thấy sẽ nghĩ đó là đồng loại và kéo đến.

Cùng có nhiều người áp dụng các phương pháp bẫy chim sẻ khác. Nhưng theo khuyến cáo của nhiều người, không nên dùng các biện pháp nguy hiểm bẫy chim sẻ. Như là chích điện, thuộc sâu,… Bởi những cách này sẽ gây ra các hậu quả khó lường, dù bẫy được chim nhưng lại gây nguy hại đến cả con người và cuộc sống xung quanh.

Các đặc điểm về chim sẻ

Các đặc điểm về chim sẻ

Thắc mắc chim sẻ gây ảnh hưởng gì với nông nghiệp, câu trả lời là có. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ cung cấp đến cho bạn các đặc điểm về chim sẻ, để hiểu rõ hơn về loài chim này nha.

Đặc điểm ngoại hình

Kích thước cơ thể của chim sẻ khá nhỏ, chỉ tầm khoảng 10 – 15cm với những con trưởng thành. Còn trọng lượng của chim sẻ cũng chỉ rơi vào 24 – 40g, cũng có những con to đạt đến 50g nhưng rất hiếm.

Dưới đây là một số đặc điểm ngoại hình tiêu biểu của chim sẻ.

  • So với thân thì đầu của chúng nhỏ hơn, nhưng vẫn tạo được nét cân đối.
  • Mỏ chim sẻ ngắn nhưng nhọn, cùng với hai lỗ mũi ở trên. Nhờ mỏ cấu tạo cứng cáp nên giúp chim sẻ dễ dàng ăn các loại hạt.
  • Chim sẻ sở hữu đôi mắt tròn, nhỏ và có màu đen.
  • Cổ chim ngắn và nối liền với phần đầu, thân hình nó cũng mập mạp.
  • Chim sẻ cũng sở hữu đôi chân ngắn, nhỏ và khá khô. Mỗi chân của nó gồm 4 ngón, với bộ móng sắc nhọn dễ dàng bám chắc vào các cành cây.
  • Chim sẻ có bộ lông hai lớp, lớp ngoài thì thô cứng, chắc chắn nhưng lớp trong thì tơ mềm.
  • Dù chim sẻ có thân hình nhỏ, nhưng sở hữu khả năng bay nhanh, với vận tốc 35 – 38 km/h hoặc hơn khi bị săn đuổi.

Sinh sản

Thường thì chim sẻ sẽ bắt đầu sinh sản vào mùa xuân. Bởi thời điểm lúc này có nguồn thức ăn dồi dào, nhiệt độ cũng ấm áp giúp chim non dễ phát triển.

Khi bắt đầu vào màu sinh sản, chim sẻ đực và cái sẽ tìm cặp và bắt đầu phối giống. Rồi giao phối và cùng nhau làm tổ, đẻ trứng. Tổ chim sẻ thường ở các vách đá, cây cột điện hoặc là những bụi rậm quanh nhà.

Mỗi lứa sinh sản thì chim sẻ đẻ từ 3-5 trứng, cả chim bố và mẹ sẽ ấp trong khoảng 15 ngày thì trứng nở. Chim sẻ non sẽ được bố mẹ chăm sóc cho đến khi nhập đàn, có thể tự đi kiếm ăn được.

Thức ăn

Chim sẻ ăn gì cũng là thắc mắc của nhiều người. Ở trong môi trường tự nhiên thì chim sẻ ăn được cả thực vật và động vật. Ở mỗi giai đoạn phát triển, chim sẻ cũng tìm những loại thức ăn phù hợp với hệ tiêu hóa của mình.

  • Chim sẻ non: Món khoái khẩu của những con chim sẻ non là sâu xanh. Chim non có thể ăn dễ dàng và cũng tốt cho đường tiêu hóa.
  • Chim trẻ trung bình: Thời điểm này thì thức ăn của chim sẻ đa dạng hơn. Bạn có thể cho chúng ăn cả động vật hoặc thực vật, các loại hạt,…
  • Chim sẻ trưởng thành: Nguồn thức ăn của chim sẻ ở giai đoạn này gồm có sâu bọ, bướm, cào cào, côn trùng hoặc các loại hạt,…

Thông qua những gì chúng tôi chia sẻ, chắc chắn bạn đã giải đáp được thắc mắc chim sẻ gây ảnh hưởng gì với nông nghiệp. Hy vọng với các kiến thức này, bạn sẽ đưa ra được các xua đuổi chim sẻ, để bảo vệ hoa màu tốt.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*