Chim cưỡng ăn gì? Kinh nghiệm nuôi chim cưỡng cần biết

Chim cưỡng ăn gì? Kinh nghiệm nuôi chim cưỡng cần biết

Chim cưỡng được rất nhiều người yêu thích bởi khả năng bắt chước tiếng người cực tốt. Để chăm sóc chim cưỡng tốt nhất, bạn nên biết chim cưỡng ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách chăm sóc chim cưỡng tốt nhất nhé.

Giải đáp chim cưỡng ăn gì?

Chim cưỡng ăn gì? Kinh nghiệm nuôi chim cưỡng cần biết

Nếu muốn chăm sóc chim cưỡng tốt nhất, bạn cần biết chim cưỡng ăn gì. Bởi chất dinh dưỡng sẽ giúp cho chim cưỡng phát triển toàn diện, có giọng hót hay nhất.

Chim cưỡng sống ở ngoài tự nhiên sẽ rất thích ăn các loại côn trùng như là châu chấu, cào cào, bọ ngựa, giun đất, dế,… Bên cạnh đó, chim cưỡng cũng ăn được các loại lương thực như là cơ trắng, lúa, cùng các loại hoa quả chín. Ngoài ra, để giúp chim cưỡng nhanh hót hơn thì người ta còn trộn cơm với ớt cho chúng ăn.

Chim cưỡng rất thích đậu và kiếm ăn ở trên các cây cối, ruộng lúa, đồng cỏ,… Tại các khu vực hoa màu chính là địa bàn để chim cưỡng kiếm ăn.

Với những con chim cưỡng nhốt trong lồng thì cần có một chế độ ăn khoa học hơn. Một tuần thì bạn nên cho chim cưỡng ăn khoảng 4-5 bữa bọ ngựa, châu chấu. Kết hợp cùng 2 bữa chuối hột, cùng những loại hoa quả khác.

Chim cưỡng non thì chế độ khá đơn giản, bạn chỉ cần hòa bột với nước cho chúng ăn là được. Với những con chim bổi, thời gian đầu bạn cần tập cho chúng ăn bột từ từ mới quen được. Bạn có thể trộn bột với hoa quả chín hoặc là côn trùng cho chúng ăn.

Kinh nghiệm nuôi chim cưỡng cần biết

Kinh nghiệm nuôi chim cưỡng cần biết

Sau khi biết chim cưỡng ăn gì, bạn cũng nên tìm hiểu cách chăm sóc loài chim này khoa học nhất.

Đặc điểm của chim cưỡng

Chim cưỡng sở hữu trên mình hai lớp lông pha màu đen cùng trắng. Quanh mắt của chúng có vệt tròn màu vàng, cùng với chân dài thẳng mảnh khảnh, nhưng dáng đi rất chắc chắn. Loài chim cưỡng này xuất hiện nhiều nhất ở Trung Quốc, bên cạnh đó là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như là Lào, Singapore, Việt Nam.

Chim cưỡng sinh sản

Thời gian giao phối của chim cưỡng vào mùa xuân, kết thúc vào cuối hè. Loài chim này thường làm tổ ở trên các cành cây cao, bởi chúng không muốn xuất hiện trước con người. Thời gian ấp trứng khoảng nửa tháng sẽ ra chim cưỡng non. Chim cưỡng bố mẹ sẽ thay nhau chăm sóc khoảng 2-3 tháng đến khi chúng tự lập được.

Cách chọn chim cưỡng

Bạn có thể nuôi chim cà cưỡng trong giai đoạn non hoặc là chim bối. Tất nhiên nuôi chim cưỡng non thì dễ hơn, nhưng để có được một tổ chim non thì khá tốn thời gian và khó tìm. Do đó, nhiều người lựa chọn nuôi chim cưỡng bổi, điều này sẽ dễ dàng chăm sóc và huấn luyện.

Tất nhiên bạn cần chọn những con chim cưỡng màu sắc nổi bật, khỏe mạnh và to. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì nên chọn chim cưỡng trống, bởi nó sung, hoạt bát và khỏe mạnh hơn chim cái.

Lồng nuôi

Chim cưỡng có kích thước khá lớn nên cần tìm lồng phù hợp. Bạn nên chọn những chiếc lồng gỗ, to chắc với các thanh nan chặt chẽ. Không được sử dụng lồng quá chật, nó sẽ làm chim cưỡng khó khăn trong việc vận động, di chuyển. Điều này sẽ tác động làm chim cưỡng không thích hoạt động. Vô tình khiến chân chúng bị teo, hoặc các vấn đề liên quan đến xương khớp.

Trong lồng nuôi cũng không nên đặt các vật sắc nhọn, sẽ vô cùng làm chim bị thương. Các nhánh cây trong lồng cũng cần được gia cố chắc chắn, để chim dễ dàng chạy nhảy.

Cách chăm sóc

Quá trình chăm sóc chim cưỡng sẽ quyết định chúng phát triển như nào. Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ nước uống, thức ăn thì bạn cũng cần vệ sinh lồng và môi trường sống. Loại bỏ phân trong lồng để chim không bị vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây bệnh.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần cho chim cưỡng tắm nắng và tắm mát thường xuyên. Khi chim cưỡng chưa tắm mát, bạn có thể treo lồng ở khu vực nắng nhẹ. Khi cơ thể chúng nóng lên thì sẽ tự động đến máng nước để tắm. Sau một khoảng thời gian nuôi, chim cưỡng có thể tự tập thói quen tắm và bạn chỉ cần chuẩn bị cho chúng một chiếc lồng tắm riêng.

Huấn luyện nói cho chim cưỡng

Chim cưỡng có khả năng bắt chước tiếng người rất giỏi. Chúng rất chăm chỉ nói, giọng cũng rõ ràng.

Để chim cưỡng nói được tốt thì mỗi tháng bạn cần lột lưỡi cho chúng một lần. Bằng cách là dùng móng tay để khểu lớp da cứng dưới chót lưỡi chim. Khi lột lưỡi thì chim cưỡng sẽ cảm thấy hơi đau, đồng thời bỏ ăn trong vài ngày. Bạn cũng không cần quá lo lắng, sau khi hết đau thì chim cưỡng sẽ ăn lại bình thường.

Tập cho chim cưỡng non nói sẽ dễ hơn chim trưởng thành. Trong quá trình dạy chim nói, hãy đặt lồng ở những nơi ít người qua lại để nó không bị ảnh hưởng bởi các câu từ không hay.

Thông qua những gì chúng tôi chia sẻ, bạn đã biết chim cưỡng ăn gì chưa nhỉ. Rất mong với các kiến thức này, sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc chim cưỡng khoa học nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*