Chim Ngũ Sắc Là Chim Gì? Kỹ Thuật Nuôi Chim Ngũ Sắc Chuẩn Nhất

chim ngũ sắc
chim ngũ sắc

Đúng như tên gọi của nó, chim ngũ sắc sở hữu ngoại hình vô cùng bắt mắt bởi 5 màu lông trên cơ thể. Hãy cùng chung tôi tìm hiểu kỹ loài chim này trong bài viết dưới đây, cũng như kỹ thuật nuôi chim ngũ sắc đẹp, khỏe mạnh nhất.

Giới thiệu những đặc điểm của chim ngũ sắc

Giới thiệu những đặc điểm của chim ngũ sắc

Kích thước ngoại hình của chim ngũ sắc khá nhỏ, cùng với bộ lông thu hút và vô cùng bắt mắt. Một số tên gọi khác của chim ngũ sắc như là chim tương tư, hay chim tương tư ngũ sắc. Loài chim ngũ sắc này vô cùng chung thủy, vì sống 1 vợ 1 chồng cho đến cuối đời của mình. Nhưng khi đến mùa sinh sản, chúng lại tập trung thành các đàn lớn. Để giúp đỡ nhau bảo vệ trứng và các con chim non. Dưới đây là những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình, sinh sản và tuổi thọ của chim ngũ sắc.

Ngoại hình

Vóc dáng của chim ngũ sắc cũng như tương như loài chim sẻ, nhỏ nhắn, xinh xắn. Chim ngũ sắc thường thích sống ở những vùng rừng rậm. Có nhiều cây cối, tùy thuộc vào khu vực sống thì chim ngũ sắc sẽ sở hữu màu lông khác nhau. Chủ yếu là các màu sắc nổi bật, chủ đạo là màu đỏ và vàng. Kết hợp cùng các đốm xanh, đen, trắng,… Đặc biệt, trên đỉnh đầu của chim ngũ sắc còn có một lớn lớp màu đen trông vô cùng huyền bí. Ở Việt Nam, chúng ta có thể tìm thấy chìm ngũ sắc ở các tỉnh phía Bắc và Đà Lạt.

Tập tính sinh sản

Mùa sinh sản của chim ngũ sắc thường bắt đầu từ tháng 3, kéo dài đến tháng 7 hằng năm. Sau khi chúng giao phối thành công, sẽ tập hợp thành một đàn lớn để cùng nhau làm tổ, đẻ trứng và nuôi con. Thường thì chim ngũ sắc sẽ chọn các hang lớn sâu trong núi, hốc đá để làm tổ để tránh bị ảnh thời bởi thời tiết.

Tuổi thọ

Tuổi thọ

So với các loài chim khác, tuổi thọ của chim ngũ sắc khá cao. Nếu sống trong môi trường tự nhiên có đầy đủ nguồn thức ăn, nước uống sạch thì chim ngũ sắc có thể sống lên đến hơn 20 năm tuổi. Nhưng hiện nay, môi trường sống của chim ngũ sắc đã bị tác động rất nhiều bởi thời tiết hoặc con người,…. Do đó, tuổi thọ của chúng đã giảm xuống chỉ còn trung bình từ 9-15 năm.

Phân biệt chim ngũ sắc trống và mái

Nếu nhìn thoáng qua, chúng ta rất khó phân biệt được chim ngũ sắc trống và mái.

  • Chim Ngũ Sắc trống: Thường thì chim ngũ sắc trống sẽ có kích thước dài hơn con mái. Hơn nữa tiếng hót của con trống cũng đa dạng, hay và luyến láy cuốn hút hơn. Đặc biệt, chim ngũ sắc trống sẽ có một nhím lông đỏ ở vùng hậu môn còn chim mái thì không có.
  • Chim Ngũ Sắc mái: Chim mái sở hữu kích thước thon gọn, nhỏ nhắn hơn con trống. Ngoài ra, vùng lông dưới mỏ của chim ngũ sắc mái là màu vàng, còn chim trống là màu đỏ. Chúng cũng không có vùng lông đỏ dưới hậu môn, giọng hót cũng kém đặc sắc hơn con trống.

>>> Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Khướu Bạc Má Đẹp Đúng Kỹ Thuật Nhất

Kỹ thuật nuôi chim ngũ sắc đẹp, khỏe mạnh nhất

Nếu bạn đang muốn nuôi chim ngũ sắc làm cảnh, hãy chú ý một số kinh nghiệm dưới đây.

Kỹ thuật nuôi chim ngũ sắc đẹp, khỏe mạnh nhất

Lồng nuôi

Vì kích thước của chim ngũ sắc khá nhỏ, nên bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc lồng có kích thước vừa phải, đủ để chúng ăn uống, chơi đùa. Trong lồng chim ngũ sắc, cần được trang bị đầy đủ máng ăn, máng nước, cây cho chim đậu, chắn phân,… Nên treo lồng chim ngũ sắc ở những nơi thoáng mát, tránh bị ánh sáng chiếu trực tiếp vào. Và cần vệ sinh lồng nuôi thường xuyên, tránh hình thành các vi khuẩn gây bệnh.

Thức ăn

Thức ăn yêu thích của chim ngũ sắc là các loài côn trùng nhủ như Cào cào, châu chấu, sâu, bọ ngựa, nhuộm, trứng kiến,… Ngoài ra, chúng còn thích ăn các loại hoa quả như là chuối, trứng cá, táo,… Trong môi trường nuôi nhốt, bạn cần tập cho chim ngũ sắc ăn cám dành cho chim. Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm cho chúng thức ăn có chứa nhiều vitamin để chim có bộ lông óng ả, mượt mà nhất. Bạn cũng đừng quên cung cấp đầy đủ nguồn nước sạch cho chim. Máng nước luôn sạch sẽ, tránh rong rêu, sinh sôi vi khuẩn.

Tham khảo: tiếng chim sao

Cách tắm

Cách tắm

Chim ngũ sắc khá thích tắm và vùng vẫy trong nước. Cho nên, bạn hãy chuẩn bị cho chúng một máng nước nắng, để chim ngũ sắc có thể loại bỏ vi khuẩn trên lông và hạ nhiệt cơ thể trong ngày nóng. Vào mùa hè, nên tắm cho chim ngũ sắc 1 lần/1 ngày, mùa đông thì 1 lần/1 tuần. Ngoài ra, bạn cũng cần phải cho chúng tắm nắng 30 phút đến 1 tiếng vào buổi sáng. Để chim có thể hấp thụ thêm vitamin D giúp lông mượt mà hơn.

Giữ ấm

Trong môi trường nuôi nhốt, nếu nhiệt độ xuống thấp thì bạn cần phải áp dụng các phương pháp sưởi ấm toàn cho chim ngũ sắc. Đảm bảo duy trì nhiệt độ phù hợp, tránh để chúng bị lạnh sẽ làm hư lông và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phòng bệnh

Một số bệnh thường gặp ở chim ngũ sắc như là lở loét, nấm da. Bọ chét, bệnh liên quan đến đường ruột, tiêu chảy,… Để phòng được các loại bệnh này, chủ yếu là bạn cần có cách chăm sóc chim ngũ sắc phù hợp. Đầu tiên là cần cung cấp nguồn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, giàu khoáng chất. Tiếp theo là đảm bảo lồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, không có vi khuẩn. Đặc biệt, duy trì tắm nắng và năng nước đúng tần suất, giúp chim ngũ sắc thoải mái nhất.

Giá của chim ngũ sắc hiện nay

Bạn đang thắc mắc giá của một con chim ngũ sắc là bao nhiêu đúng không nào? Loài chim ngũ sắc này ở Việt Nam khá nhiều, nên bạn cũng dễ tìm mua. Giá của chim ngũ sắc sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như màu lông, vóc dáng, giới tính và giọng hót. Trung bình thi chim ngũ sắc trống sẽ có giá dao động từ 250.000 – 350.000 vnđ/con. Còn chim ngũ sắc mái thì dao động từ 50.000 – 100.000 vnd/con.

Thông qua bài viết trên của https://baychim.net/, bạn đã biết các đặc điểm của chim ngũ sắc chưa nhỉ? Hy vọng với các kiến thức chúng tôi cung cấp, sẽ giúp bạn nuôi chim ngũ sắc được khỏe mạnh và đẹp nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*