Chim khuyên ăn gì? Bí kíp nuôi chim khuyên đúng kỹ thuật nhất

Chim khuyên ăn gì? Bí kíp nuôi chim khuyên đúng kỹ thuật nhất

Để kể tên những loài chim có giọng hót hay, chắc chắn không thể thiếu cái tên chim khuyên. Hiện nay, chim khuyên cũng được nhiều người lựa chọn để nuôi làm cảnh. Tất nhiên, người nuôi cần biết chim khuyên ăn gì, cùng các kỹ thuật chăm sóc để chúng phát triển tốt nhất.

Giải đáp chim khuyên ăn gì?

Chim khuyên ăn gì? Bí kíp nuôi chim khuyên đúng kỹ thuật nhất

Có phải bạn đang thắc mắc chim khuyên ăn gì, vậy hãy cùng giải đáp nhé.

Các dạng thức ăn cho chim khuyên

Chim khuyên có thể thưởng thức nhiều loại thức ăn, từ dạng bột, dạng viên cho đến dạng lòng. Thức ăn dạng viên là chứa nhiều thành phần tổng hợp, cung cấp đủ chất cho chim khuyên. Ưu điểm của những loại thức ăn dạng viên là sạch sẽ, tiện lợi khi cho chim khuyên ăn.

Thức ăn dạng bột cho chim khuyên cũng có thành phần đa dạng, loại này giúp chim tiêu hóa dễ dàng. Các loại thức ăn dạng bột thì tiêu hóa dễ, nhưng thường rây ra bẩn lồng. Hơn nữa, thức ăn dạng bột cho chim khuyên cũng khó bảo quản hơn dạng viên.

Còn thức ăn ướt được chế tiền từ loại thức ăn bột và nước. Ưu điểm của loại thức ăn này là chim khuyên dễ hấp thụ, phát triển nhanh. Nhưng nếu để ở ngoài trời lâu thì thức ăn ướt dễ bị biến chất.

Chim khuyên ăn gì

Chế độ ăn uống của chim khuyên cần đủ các chất như vitamin, chất đạm, chất bột và khoáng chất. Những món yêu thích nhất của chim khuyên như là cào cào, châu chấu, giun, dế, ve sầu,… Ngoài ra, chim khuyên cũng rất thích hút mật hoa, thưởng thức các loại hoa quả chín như là táo, lê, chuối, cà rốt,…

Để chim khuyên có đủ chất dinh dưỡng nhất, bạn cũng nên dành thời gian nấu cám cho chúng nhé. Công thức nấu cám cho chim khuyên được nhiều người áp dụng như sau. Chuẩn bị các nguyên liệu là trứng gà 5 quả + 1gram đậu xanh + bột tôm, cà rốt thái nhỏ, cám con cò. Sau đó tiến hành trộn đều với nhau, rang và bảo quản trong hộp để dùng dần.

Lưu ý cho chim khuyên ăn

Không nên cho chim khuyên ăn thêm những loại thực phẩm từ động vật như là cá, thịt, tôm,… Bởi vì dễ khiến cho chim khuyên bị viêm dạ dày, nhiều trường hợp mãn tính không chưa được. Hoặc là ảnh hưởng đến sức khỏe, không thể duy trì giọng hót hay được.

Vào mùa xuân, bạn nên bổ sung cho chim khuyên nhiều thức ăn từ côn trùng như cào cào, châu chấu, sâu bột,… Theo định kỳ, bạn cũng cần bổ sung canxi qua thức ăn hoặc nước uống. Hoặc cùng có thể dùng viên canxi, cách khác là vỏ trứng nghiền thành bột.

Lưu ý rằng các loại thức ăn cho chim khuyên cần phù hợp với giai đoạn phát triển của chúng. Với những con chim khuyên non bạn nên giảm lượng trứng gà để giúp chúng dễ tiêu hóa hơn.

XEM THÊM: https://baychim.net/chim-choe-lua/

Bí kíp nuôi chim khuyên đúng kỹ thuật nhất

Bí kíp nuôi chim khuyên đúng kỹ thuật nhất

Sau khi đã biết chim khuyên ăn gì, bạn cần học hỏi thêm kỹ thuật nuôi chúng.

Lồng nuôi

Lồng nuôi dành cho chim khuyên không cần quá cầu kỳ. Bạn chỉ cần đảm bảo kích thước đủ cho chim khuyên sống, nan dày và khít để tránh chúng tẩu thoát. Trong lồng chim khuyên cũng cần trạng bị thêm cóng nước, cóng thức ăn,… Chú ý không được đặt các vật sắc nhọn trong lồng, sẽ gây tổn thương đến chim khuyên.

Tắm rửa cho chim khuyên

Ngoài tự nhiên thì chim khuyên thường sống ở các khu vực ẩm thấp, rừng rậm nên chúng rất thích nước. Bạn nên tắm mát cho chim khuyên khoảng 1 lần 1 tuần. Để loại bỏ được các bụi bẩn, bọ rệp trên cơ thể chim khuyên. Ngoài ra, bạn cũng cần tắm nắng cho chim khuyên để chúng không chỉ khỏe mà còn có màu lông đẹp.

Khi tắm xong, bạn nên đặt lồng chim ở những nơi nắng nhẹ. Để bổ sung thêm vitamin D, hạn chế chim khuyên bị còi xương do thiếu canxi.

Chăm sóc chim khuyên thời kỳ thay lông

Thời kỳ thay lông thì chim khuyên thường khá nhạy cảm, nên cần chăm sóc kỹ càng hơn. Giai đoạn này chim lông sẽ rơi nhiều ra lồng, nên cần dọn dẹp thường xuyên. Giai đoạn thay lông của chim khuyên thường bắt đầu từ vùng mặt, đầu, sau đó tới vùng cổ, vùng ức bụng. Tiếp đến là thay vùng cánh và sau rốt là phần đuôi.

Thời kỳ thay lông thì sức khỏe của chim khuyên bị suy giảm. Nên bạn cần bổ sung cào cào, các chất tanh để chúng phục hồi lại năng lượng. Bên cạnh đó, bạn cần nhớ treo lồng ở những nơi yên tĩnh, lấy áo lồng trùm để tránh gió độc.

Thường trong giai đoạn thay lông thì chim khuyên sẽ không hót vì “mất lửa”. Khi việc thay lông đã gần xong, chúng mới bắt đầu hót trở lại. Chim khuyên sẽ thể hiện giọng hót hay của mình khi đã có bộ lông mượt mà, hoàn chỉnh.

Chắc chắn với những giải đáp này của bẫy chim sơn thọ, bạn đã biết chim khuyên ăn gì. Hy vọng bạn sẽ áp dụng các kiến thức này để chăm sóc được những con chim khuyên đẹp và khỏe mạnh nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*